“GIÁM ĐỐC SẢN PHẨM” – CÂU CHUYỆN CHA ĐẺ VÀ CHA ĐỠ ĐẦU

Thứ Tư, 29-04-2020
“Giám đốc Sản phẩm” – Một thuật ngữ mới trong những năm gần đây, mô tả người đứng đầu, dẫn dắt toàn bộ cuộc đời của một sản phẩm từ ý tưởng, xây dựng, kiểm định, ra mắt, gọi vốn, mở rộng thị trường, phát triển hơn nữa hoặc quyết định chấm dứt mọi sự đầu tư cho vòng đời sản phẩm đó. Có thể nói, Giám đốc Sản phẩm không khác một Founder kiêm CEO start-up, tên tuổi và thành tựu gắn liền với những “đứa con đẻ” của mình. Tuy nhiên, để tạo nên sự khác biệt và ghi dấu ấn thành công trên thương trường – đặc biệt trong xu hướng kinh tế bấp bênh hiện nay, yếu tố nào khiến một Giám đốc Sản phẩm vững tâm “chọn mặt gửi vàng” cho những ý tưởng của mình?

  1. Vốn

Vốn và dòng tiền là các vấn đề vô cùng “đau não” với đa phần Giám Đốc Sản Phẩm, đặc biệt trong mô hình Start-up. Theo thống kê, 94% số lượng start-up “chết yểu” trong vòng 3 năm đầu tiên khi đang phát triển sản phẩm do thiếu vốn, thiếu nguồn lực cần thiết để đưa sản phẩm ra thị trường, nhiều sản phẩm không tạo ra giá trị lợi nhuận để có thể bù lỗ. Thậm chí, nhiều sản phẩm “tiên phong” vẫn không thể thành công ngay cả khi có nguồn vốn dồi dào.

Điển hình nhất là trường hợp của Uber tại thị trường Đông Nam Á. Từ một “ông lớn” khi thành công rực rỡ tại thị trường Mỹ và nhiều quốc gia Châu Âu, Uber tiến vào thị trường Đông Nam Á đầy tự tin khi được rót vốn lên đến 700 triệu USD, vậy nhưng sau cuộc “đại chiến” khốc liệt, Uber liên tiếp “lỗ nặng” và phải bán mình cho chính đối thủ ngang hàng: Grab.

  1. Con người

OYO – Sau một thời gian dài làm mưa làm gió tại các thị trường “nóng” tại khu vực Châu Á với sản phẩm ứng dụng cung cấp phòng khách sạn bình dân, được định giá lên đến 10 tỷ USD – đang gặp nhiều khó khăn và thách thức nghiêm trọng. Trong đó, nóng nhất là câu chuyện nhân sự: Kể từ khi thành lập năm 2013, 80% nhân viên của OYO có thâm niên trung bình dưới một năm, khiến cho việc quản lý nhân viên và gắn kết đội ngũ vô cùng khó khăn. Tờ The New York Times cũng từng đăng tải thông tin: rất nhiều nhân viên phát triển sản phẩm trong OYO tại Ấn Độ phải làm việc liên tục thâu đêm để hoàn thành công việc, nhân viên chịu quá nhiều áp lực dẫn đến sản phẩm thiếu chất lượng. Theo đánh giá của khá nhiều khách hàng, ứng dụng trên apps của OYO giao diện, tính năng còn nhiều bất cập, khó sử dụng. Đây quả là vấn đề quá lớn với sản phẩm định hướng người dùng trẻ, am hiểu công nghệ và yêu thích tương tác giản tiện và thông minh.

  1. Thương hiệu

Sức mạnh thương hiệu được thể hiện rất rõ qua trường hợp của Leflair – doanh nghiệp về sản phẩm thương mại điện tử tham gia thị trường được 4 năm, với 12 triệu USD vốn gọi thành công và có sự góp mặt của GS Shop và Belt Road Capital – đã phải tuyên bố ngừng hoạt động vào cuối tháng 3/2020. Không phải là sản phẩm “đi tiên phong”, càng về lâu dài, Leflair càng không thể cạnh tranh với các “thương hiệu lớn” của mảng thương mại điện tử tại Việt Nam như Shopee, Tiki, Lazada hay Sendo tại Việt Nam. Vì vậy cũng không quá bất ngờ khi start-up này “dừng cuộc chơi” sớm, đặc biệt là vào thời điểm nhiều nhà đầu tư mất niềm tin sau hiệu ứng Softbank.

Để sản phẩm vững bước, tiến nhanh trên thị trường, ngoài một người “cha đẻ” có tầm nhìn, tư duy đổi mới luôn hướng tới giải những “điểm đau” của thị trường, còn quan trọng một người “cha đỡ đầu” giúp đảm bảo ba yếu tố then chốt: Vốn, Con người và Thương hiệu.

Vững bước trong năm thứ 32 tiên phong thị trường, Tập đoàn FPT đang không ngừng vận động, chuyển mình theo định hướng Chuyển đổi số, đi kèm với đó là hàng trăm dự án cần người chắp bút ý tưởng và hiện thực hóa. Đi cùng các lãnh đạo tên tuổi, chúng tôi đang gấp rút phát triển đội ngũ chuyên gia công nghệ hàng đầu trong và ngoài nước, kết hợp cùng nền tảng công nghệ, con người, vốn đầu tư để liên tục phát triển đưa vào thực tiễn các sản phẩm có tính ứng dụng đại chúng và hiệu quả kinh tế cao, phủ dịch vụ tại Việt Nam và Đông Nam Á.

Tham gia cùng Tập Đoàn FPT, chắp bút vút bay các ý tưởng xuất chúng với vị trí Giám Đốc Sản Phẩm! 

Liên hệ: Mr. Minh Đức: DucBM11@fpt.com.vn

Tuyển dụng FPT.

share