Những phần mềm ấn tượng “không hổ danh” sinh viên Đại học FPT

Thứ Sáu, 18-09-2020
Thừa hưởng nền tảng công nghệ từ Tập đoàn FPT, chương trình đào tạo chất lượng cùng môi trường học tập quốc tế, sinh viên Đại học FPT được thỏa sức sáng tạo, phát triển thành công những phần mềm hữu ích cho cuộc sống, giúp giải quyết các vấn đề đang hiện hữu trong xã hội.

Những “bài toán” cuối cùng của thời sinh viên

Nắm bắt đước sự chuyển mình của xã hội trong tình hình dịch COVID-19 vẫn còn chưa đi qua, sinh viên năm cuối ngành Đại học FPT đã mang đến buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp những đề tài đáp ứng nhu cầu “work from home”, kết nối người lao động với trường cũng như những dịch vụ với giá trị ứng dụng không tưởng. 

1. Building online teaching and examination system – Đối thủ cạnh tranh với Google Meet nếu được hiện thực hóa

Sản phẩm của nhóm 4 sinh viên được dẫn dắt chính bởi giảng viên Kiều Trọng Khánh, sử dụng mã nguồn mở Jitsi để cung cấp cho người dùng một công cụ học tập và thực hiện các buổi họp online tương tự như Google Meet hay Zoom. Jitsi là một mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển dễ dàng xây dựng và triển khai các giải pháp “work from home’’. Đây là open-source khá thông dụng hiện nay, được sử dụng bởi  hầu hết các nền tảng streaming kể cả Google Meet.

Với những tính năng mở rộng hơn so với Google Meet như việc cung cấp nhiều quyền lợi hơn cho giảng viên: cho phép giảng viên có thể tắt mic và camera của sinh viên, tính năng điểm danh… Về phía sinh viên, người học cũng sẽ được cung cấp những tính năng vượt trội như: lịch học được cập nhật trực tiếp lên phần mềm để tiện cho việc theo dõi, trò chuyện riêng với giảng viên ngay trong lớp học. Để đảm bảo tính công bằng trong việc thi cử, nhóm cũng đã chọn giải pháp liên kết với nền tảng bên thứ ba là Quiznow để đánh giá sinh viên cũng như hạn chế gian lận.

2. Public Place Registration – Công cụ booking địa điểm tổ chứa sự kiện, hội họp thông qua nền tảng App.

Đề tài được phát triển bởi nhóm 3 sinh viên: Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Hoàng Việt. Nhóm hướng tới việc tạo ra một ứng dụng giúp các thành viên trong một tổ chức có thể đặt phòng trong tòa nhà để phục vụ cho các buổi họp hoặc sự kiện.

Sản phẩm có tích hợp những tính năng như hiển thị trạng thái của booking (rejected, approved, not started, in process,…), sử dụng công cụ phát sóng hồng ngoại để điều khiển các thiết bị trong phòng,… Điểm nhấn chính là việc sử dụng IP camera để kiểm tra tình trạng phòng khi người dùng checkout, đảm bảo việc phòng được trả lại nguyên hiện trạng như ban đầu. Nhóm đã áp dụng 2 bước nhận diện hình ảnh kết hợp với bước tiền xử lí Gaussian Blur nhằm tăng tính chính xác cho việc xác thực. Ngoài ra, tính năng chatbox tự động cũng được tích hợp nhằm hỗ trợ người dùng xử lí những vấn đề kỹ thuật cơ bản xảy ra trong quá trình xử dụng, hoặc cho người dùng thông tin liên lạc của phòng kỹ thuật để sửa chữa kịp thời.

3. Hệ thống ví điện tử nội bộ giúp người dùng thanh toán hóa đơn không cần tiền mặt.

Nhóm sinh viên Đại học FPT gồm Nguyễn Chính Nghĩa, Nguyễn Ngọc Phương, Nguyễn Phúc Thịnh, Vương Hải Sơn, Lê Quốc Khoa, Phạm Công Minh thực hiện đồ án ví điện tử nội bộ có tên gọi FCC (FE Cashless Campuses).

Theo đồ án, hệ thống FCC dành cho sinh viên Đại học FPT, phụ huynh và các cửa hàng quy mô nhỏ trong phạm vi trường. Hệ thống gồm một ứng dụng trên điện thoại thông minh dành cho khách mua hàng – sinh viên, các bậc phụ huynh… và trang quản trị dành cho người bán.

Ứng dụng FCC có chức năng trả tiền cho các dịch vụ, hàng hóa, xem lịch sử thanh toán, nhận thông báo cho các giao dịch, xác minh giao dịch, quản lý nhân viên… Từ đó, người dùng ứng dụng có thể thanh toán tiền tại các cửa hàng trong khuôn viên Đại học FPT bằng cách quét mã QR, tránh rủi ro thanh toán tiền mặt như tiền giả, mất ví… Phụ huynh dùng ứng dụng có thể theo dõi chi tiêu của con em mình khi đến trường. Các cửa hàng có thể dễ dàng quản lý các hoạt động thanh toán. FCC là bên thứ ba, tạo ra các giao dịch thanh toán đáng tin cậy giữa người dùng và cửa hàng.

Hiện ứng dụng được đăng tải thử nghiệm trên nền tảng Android. Nhóm sinh viên ĐH FPT cho biết, sẽ tiếp tục phát triển trên các nền tảng khác như iOS trong thời gian tới.

 

share